Nguyễn Thị Kim Liên
Phòng TTGD
Phòng TTGD
Cách mạng Tháng 8 thành công, ngày 2/9/1945 trước cuộc mít tinh của hàng chục vạn đồng bào, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời, mở đầu kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đã phải đương đầu với những thử thách cực kỳ nghiêm trọng. Nước ta còn nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và các chính quyền phản động trong khu vực, chưa nhận được sự giúp đỡ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng tiến bộ trên thế giới. Nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nạn đói khủng khiếp xảy ra từ trước tháng 3-1945 đã cướp đi sinh mạng của 2 triệu người dân, tiếp đó là lũ lụt, hạn hán kéo dài làm 50% ruộng đất bị bỏ hoang. Nạn đói mới lại đe dọa nghiêm trọng hàng triệu người. Sản xuất công nghiệp đình đốn. Nền tài chính bị thực dân Pháp lũng đoạn, phá hoại; lại thêm nạn giặc Tưởng tung tiền “quan kim” của chúng ra thị trường, càng làm cho nền tài chính nước ta rối loạn. Di sản văn hóa lạc hậu do chế độ thực dân, phong kiến để lại rất nặng nề. Hơn 90% dân ta bị mù chữ. Các tệ nạn xã hội chưa có đủ thời gian để khắc phục. Nhưng nghiêm trọng và cấp bách hơn là nạn ngoại xâm và nội phản. Ở miền Bắc, từ vĩ tuyến 16 trở ra, 20 vạn quân Tưởng ồ ạt tràn qua biên giới, theo gót chúng là bọn Việt quốc, Việt cách. Chúng lập chính quyền phản động ở một số nơi, cướp của, giết người và chống phá chính quyền cách mạng. Ở miền Nam, quân Anh với danh nghĩa Đồng minh kéo vào nước ta cùng với khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp tiếp tay cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.
Đứng trước cơn thử thách cực kỳ nghiêm trọng đó, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tỉnh táo và sáng suốt đề ra những chủ trương sáng suốt về đối nội và đối ngoại nhằm giải quyết những yêu cầu cấp bách của tình hình. Những hoạt động cùng với những chỉ thị, những lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian này đã phản ánh sâu sắc những quan điểm đúng đắn về chiến lược và sách lược, thể hiện sự chỉ đạo, tổ chức thực tiễn tài tình của Người.
Nhằm ổn định tình hình, củng cố chính quyền cách mạng non trẻ, ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Trung ương Đảng nêu lên Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đó là 6 nhiệm vụ khẩn thiết, sát hợp với đòi hỏi trước mắt của nước nhà: giải quyết nạn đói; giải quyết nạn dốt; xây dựng hiến pháp dân chủ, tổ chức cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu; giáo dục nhân dân trừ bỏ những thói xấu do chế độ thực dân đã dùng mọi thủ đoạn để đầu độc và hủ hoá dân ta; xóa bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò và "tuyệt đối cấm hút thuốc phiện"; thực hiện tín ngưỡng tự do; lương - giáo đoàn kết.
Trước hết, theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ phát động phong trào tăng gia sản xuất để đẩy lùi nạn đói và ổn định đời sống nhân dân. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Thư gửi đồng bào toàn quốc ra sức cứu đói, hô hào nhân dân chống nạn đói, “coi cuộc chống nạn đói cũng như cuộc chống ngoại xâm”. Ngày 7/12/1945, Người viết thư Gửi nông gia Việt Nam với lời lẽ mộc mạc, tha thiết: “Nước muốn giàu mạnh thì phải phát triển nông nghiệp. Vậy chúng ta không nên bỏ hoang một tấc đất nào hết. Chúng ta phải quý mỗi tấc đất như một tấc vàng”(1). Trước nạn đói đang trầm trọng, trên tinh thần “sẻ cơm nhường áo”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị với đồng bào cả nước và bản thân Người đã gương mẫu thực hiện trước: “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”(2). Ông Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại: Nhân dân ta lúc đó dù còn nhiều khó khăn nhưng Cụ Hồ đã kêu gọi thì từ Nam chí Bắc đều hưởng ứng nhiệt liệt. Bởi, không phải Cụ Hồ chỉ kêu gọi mà chính Cụ Hồ đã làm, đã thực hiện và là người thực hiện đầu tiên... Nhớ hồi đó có nhiều thư từ khắp nơi gửi đến, có thư của các cụ già, của phụ nữ, của cả các cháu thiếu nhi... gửi đến Chính phủ, đến Cụ Hồ, đề nghị Bác đừng nhịn ăn. Cảm động hơn có nhiều người xin nhịn thêm để thay phần cho Bác. Nhưng câu trả lời là: "Tôi là người nêu ra, tôi phải làm gương mẫu"(3). Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân cả nước đã quyên góp được hàng vạn tấn gạo cứu đói. Phong trào tăng gia sản xuất được đẩy mạnh, diện tích trồng lúa và hoa màu tăng lên, nạn đói đã sớm được khắc phục.
Coi mọi lực lượng dân tộc đều là nguồn lực của cách mạng, cho nên ngay trong những năm đầu của chính quyền mới, Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy vai trò của giới công thương trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Ngày 17/9/1945, trong thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp “Tuần lễ vàng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Muốn củng cố nền tự do độc lập ấy, chúng ta cần sức hy sinh phấn đấu của toàn quốc đồng bào; nhưng chúng ta cũng rất cần sức quyên giúp của nhân dân, nhất là những nhà giàu có”(4). Hưởng ứmg lời kêu gọi của Người, nhiều nhà tư sản trong nước đã quyên góp tiền, vàng để ủng hộ Chính phủ, đặc biệt những gia đình giàu có ở Hà Nội lúc bấy giờ. Để động viên kịp thời những gia đình trên, 10 giờ ngày 18/9/1945, tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp khoảng 30 nhà tư sản có tiếng ở Hà Nội. Trong buổi gặp mặt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của giới công thương trong sự nghiệp xây dựng lại đất nước sau gần tám mươi năm thực dân Pháp đô hộ. Người phân tích khúc chiết, thấu tình đạt lý mối quan hệ giữa dân giàu - nước mạnh và khuyến khích: “Các nhà có tài sản lớn ở Hà Nội nên làm cho “Tuần lễ vàng” ở thủ đô Hà Nội có kết quả để tỏ rõ cho thế giới biết người Việt Nam đồng lòng giúp nước...”(5). Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp giới công thương thể hiện tinh thần nhất quán và xuyên suốt của Người là: đoàn kết mọi giai tầng của dân tộc để tạo thành lực lượng cách mạng. Người đã thấy ở giới công thương nguồn lực mạnh mẽ có tấm lòng vàng với cách mạng, với đất nước. Tiếp đó, ngày 13/10, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giới công thương Việt Nam, hoan nghênh giới công thương đã đoàn kết lại thành Công thương cứu quốc đoàn và gia nhập Mặt trận Việt Minh, đem vốn làm ích nước lợi dân. Người chỉ rõ: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công - Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công - Thương trong công cuộc kiến thiết này”(6). Chính nhờ quan điểm và chính sách đúng đắn, tình cảm và sự hợp tác chân thành của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh mà đội ngũ các nhà công thương Việt Nam đã biểu thị lòng yêu nước của mình bằng những việc làm cụ thể, thông qua “Tuần lễ vàng”, khi quyên góp được 370 kg vàng cho Chính phủ, góp 20 triệu đồng vào Quỹ Độc lập, 40 triệu đồng vào Quỹ Đảm phụ Quốc phòng.
Song song với diệt giặc đói, chiến dịch diệt giặc dốt cũng được phát động. Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký 3 sắc lệnh quan trọng về giáo dục là Sắc lệnh số 17 đặt ra một bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam; Sắc lệnh số 19 lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối; Sắc lệnh số 20 định rằng việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền. Để phục vụ chiến dịch xoá mù chữ, Nha Bình dân học vụ được thành lập ngày 18/9/1945. Khoá huấn luyện cán bộ bình dân học vụ đầu tiên mang tên Hồ Chí Minh mở tại Hà Nội. Tháng 9 còn là tháng khai giảng năm học mới - năm học đầu tiên dưới chế độ Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Thư gửi cho học sinh, căn dặn các em “hãy cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy, đua bạn... Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(7). Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ”... Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà báo”(8), một phong trào thanh toán nạn mù chữ đã dâng cao trong cả nước. Các lớp học bình dân học vụ mở ra ở khắp mọi nơi với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Nhờ đó, chỉ một năm sau Cách mạng tháng Tám, đã có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết. Công tác văn hoá, giáo dục, y tế cũng được chính quyền mới quan tâm đẩy mạnh. Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 45 thành lập một ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội nhằm đào tạo giáo viên văn học Việt Nam cho xứng đáng một nước độc lập và theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Tính ưu việt của chế độ xã hội mới đã được khẳng định và phát huy.
Tuy nhiên, để sự nghiệp kháng chiến kiến quốc giành được thắng lợi, nhiệm vụ trung tâm là củng cố chính quyền nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ mục đích và bản chất của Nhà nước Việt Nam mới không phải là cơ quan cai trị dân, mà là để phục vụ nhân dân: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” (9). Người cho rằng, một trong những cơ sở cần có đầu tiên của một Nhà nước là hiến pháp, mà muốn có hiến pháp thì phải có quốc hội. Vì vậy, mặc dầu tình hình đất nước đang ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”, trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đề ra nhiệm vụ cực kỳ khó khăn là phải tổ chức một cuộc tổng tuyển cử càng sớm càng tốt. Người nhấn mạnh: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống…”(10). Ngày 8/9/1945, đúng một tuần sau ngày Tuyên bố Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14, quyết định tổ chức tổng tuyển cử trên phạm vi toàn quốc. Với sự kiện trọng đại này, dân tộc Việt Nam ta sau khi là dân tộc đầu tiên ở Đông Nam Á làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thành công, trở thành dân tộc đầu tiên thiết lập được một Nhà nước có chế độ chính trị với hình thức dân chủ cao nhất là phổ thông đầu phiếu. Trong lịch sử, hiếm có một quốc gia nào vừa giành được độc lập, với biết bao khó khăn đang chồng chất lại dám tổ chức một cuộc tổng tuyển cử thật sự dân chủ như nước Việt Nam ta hồi ấy. Sau đó (ngày 20–9) Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dưới sự chỉ đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc bầu cử đầu tiên của dân tộc thể hiện một bầu không khí dân chủ thực sự, trong tất cả mọi khâu, từ việc giới thiệu người ra ứng cử đến việc tuyên truyền, tranh cử... Ngày 6/1/1946, cuộc tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đã được tiến hành và thành công tốt đẹp trên phạm vi cả nước. Bất chấp sự ngăn trở, quấy phá của bọn đế quốc phản động, tỷ lệ đi bầu cử ở các địa phương vẫn đạt từ 65% đến 95% và đã bầu ra được 333 đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng cử ở Hà Nội và đã trúng cử với số phiếu cao nhất là 98,4%. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà do cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 bầu ra thực sự là một quốc hội của độc lập dân tộc, của đại đoàn kết. Quốc hội đã hội tụ đại biểu của cả ba miền đất nước, đại biểu của tất cả các ngành, các giới, các giai cấp, tầng lớp xã hội. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử là một minh chứng hùng hồn nói lên cơ sở pháp lý vững chắc của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 2/3/1946, phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được triệu tập và Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam được ban bố. Lời nói đầu của Hiến pháp nêu rõ: “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”, “Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây: Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”.
Để kiện toàn bộ máy nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký một loạt sắc lệnh về hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước với chức năng, nhiệm vụ mới, trọng tâm là việc giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà, Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ, Thư gửi các đồng chí Trung bộ, Thư gửi các nhân viên cơ quan Chính phủ... Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đạo đức cách mạng, tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư và phương pháp lãnh đạo, vận động quần chúng nhằm phấn đấu để thực sự trở thành người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Những bức thư, những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần rất quan trọng vào việc củng cố chính quyền cách mạng, nâng cao lòng tin tưởng của nhân dân đối với chính quyền mới.
Thắng lợi bước đầu trong cuộc đấu tranh xây dựng nền móng chế độ mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân sau cách mạng tháng Tám 1945 có ý nghĩa chính trị hết sức to lớn. Nhân dân được hưởng quyền tự do dân chủ, dân sinh càng thêm tin tưởng, gắn bó và quyết tâm bảo vệ chế độ mới. Đó là sức mạnh để bảo vệ chính quyền cách mạng, giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng, là sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng thù trong giặc ngoài. Thắng lợi đó gắn liền với sự lãnh đạo và dìu dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ tối cao, ngọn cờ đoàn kết, ngôi sao dẫn đường, người lính ở tuyến đầu vâng lệnh quốc dân ra mặt trận.
Chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đã phải đương đầu với những thử thách cực kỳ nghiêm trọng. Nước ta còn nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và các chính quyền phản động trong khu vực, chưa nhận được sự giúp đỡ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng tiến bộ trên thế giới. Nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nạn đói khủng khiếp xảy ra từ trước tháng 3-1945 đã cướp đi sinh mạng của 2 triệu người dân, tiếp đó là lũ lụt, hạn hán kéo dài làm 50% ruộng đất bị bỏ hoang. Nạn đói mới lại đe dọa nghiêm trọng hàng triệu người. Sản xuất công nghiệp đình đốn. Nền tài chính bị thực dân Pháp lũng đoạn, phá hoại; lại thêm nạn giặc Tưởng tung tiền “quan kim” của chúng ra thị trường, càng làm cho nền tài chính nước ta rối loạn. Di sản văn hóa lạc hậu do chế độ thực dân, phong kiến để lại rất nặng nề. Hơn 90% dân ta bị mù chữ. Các tệ nạn xã hội chưa có đủ thời gian để khắc phục. Nhưng nghiêm trọng và cấp bách hơn là nạn ngoại xâm và nội phản. Ở miền Bắc, từ vĩ tuyến 16 trở ra, 20 vạn quân Tưởng ồ ạt tràn qua biên giới, theo gót chúng là bọn Việt quốc, Việt cách. Chúng lập chính quyền phản động ở một số nơi, cướp của, giết người và chống phá chính quyền cách mạng. Ở miền Nam, quân Anh với danh nghĩa Đồng minh kéo vào nước ta cùng với khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp tiếp tay cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.
Đứng trước cơn thử thách cực kỳ nghiêm trọng đó, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tỉnh táo và sáng suốt đề ra những chủ trương sáng suốt về đối nội và đối ngoại nhằm giải quyết những yêu cầu cấp bách của tình hình. Những hoạt động cùng với những chỉ thị, những lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian này đã phản ánh sâu sắc những quan điểm đúng đắn về chiến lược và sách lược, thể hiện sự chỉ đạo, tổ chức thực tiễn tài tình của Người.
Nhằm ổn định tình hình, củng cố chính quyền cách mạng non trẻ, ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Trung ương Đảng nêu lên Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đó là 6 nhiệm vụ khẩn thiết, sát hợp với đòi hỏi trước mắt của nước nhà: giải quyết nạn đói; giải quyết nạn dốt; xây dựng hiến pháp dân chủ, tổ chức cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu; giáo dục nhân dân trừ bỏ những thói xấu do chế độ thực dân đã dùng mọi thủ đoạn để đầu độc và hủ hoá dân ta; xóa bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò và "tuyệt đối cấm hút thuốc phiện"; thực hiện tín ngưỡng tự do; lương - giáo đoàn kết.
Trước hết, theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ phát động phong trào tăng gia sản xuất để đẩy lùi nạn đói và ổn định đời sống nhân dân. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Thư gửi đồng bào toàn quốc ra sức cứu đói, hô hào nhân dân chống nạn đói, “coi cuộc chống nạn đói cũng như cuộc chống ngoại xâm”. Ngày 7/12/1945, Người viết thư Gửi nông gia Việt Nam với lời lẽ mộc mạc, tha thiết: “Nước muốn giàu mạnh thì phải phát triển nông nghiệp. Vậy chúng ta không nên bỏ hoang một tấc đất nào hết. Chúng ta phải quý mỗi tấc đất như một tấc vàng”(1). Trước nạn đói đang trầm trọng, trên tinh thần “sẻ cơm nhường áo”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị với đồng bào cả nước và bản thân Người đã gương mẫu thực hiện trước: “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”(2). Ông Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại: Nhân dân ta lúc đó dù còn nhiều khó khăn nhưng Cụ Hồ đã kêu gọi thì từ Nam chí Bắc đều hưởng ứng nhiệt liệt. Bởi, không phải Cụ Hồ chỉ kêu gọi mà chính Cụ Hồ đã làm, đã thực hiện và là người thực hiện đầu tiên... Nhớ hồi đó có nhiều thư từ khắp nơi gửi đến, có thư của các cụ già, của phụ nữ, của cả các cháu thiếu nhi... gửi đến Chính phủ, đến Cụ Hồ, đề nghị Bác đừng nhịn ăn. Cảm động hơn có nhiều người xin nhịn thêm để thay phần cho Bác. Nhưng câu trả lời là: "Tôi là người nêu ra, tôi phải làm gương mẫu"(3). Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân cả nước đã quyên góp được hàng vạn tấn gạo cứu đói. Phong trào tăng gia sản xuất được đẩy mạnh, diện tích trồng lúa và hoa màu tăng lên, nạn đói đã sớm được khắc phục.
Coi mọi lực lượng dân tộc đều là nguồn lực của cách mạng, cho nên ngay trong những năm đầu của chính quyền mới, Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy vai trò của giới công thương trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Ngày 17/9/1945, trong thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp “Tuần lễ vàng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Muốn củng cố nền tự do độc lập ấy, chúng ta cần sức hy sinh phấn đấu của toàn quốc đồng bào; nhưng chúng ta cũng rất cần sức quyên giúp của nhân dân, nhất là những nhà giàu có”(4). Hưởng ứmg lời kêu gọi của Người, nhiều nhà tư sản trong nước đã quyên góp tiền, vàng để ủng hộ Chính phủ, đặc biệt những gia đình giàu có ở Hà Nội lúc bấy giờ. Để động viên kịp thời những gia đình trên, 10 giờ ngày 18/9/1945, tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp khoảng 30 nhà tư sản có tiếng ở Hà Nội. Trong buổi gặp mặt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của giới công thương trong sự nghiệp xây dựng lại đất nước sau gần tám mươi năm thực dân Pháp đô hộ. Người phân tích khúc chiết, thấu tình đạt lý mối quan hệ giữa dân giàu - nước mạnh và khuyến khích: “Các nhà có tài sản lớn ở Hà Nội nên làm cho “Tuần lễ vàng” ở thủ đô Hà Nội có kết quả để tỏ rõ cho thế giới biết người Việt Nam đồng lòng giúp nước...”(5). Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp giới công thương thể hiện tinh thần nhất quán và xuyên suốt của Người là: đoàn kết mọi giai tầng của dân tộc để tạo thành lực lượng cách mạng. Người đã thấy ở giới công thương nguồn lực mạnh mẽ có tấm lòng vàng với cách mạng, với đất nước. Tiếp đó, ngày 13/10, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Giới công thương Việt Nam, hoan nghênh giới công thương đã đoàn kết lại thành Công thương cứu quốc đoàn và gia nhập Mặt trận Việt Minh, đem vốn làm ích nước lợi dân. Người chỉ rõ: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công - Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công - Thương trong công cuộc kiến thiết này”(6). Chính nhờ quan điểm và chính sách đúng đắn, tình cảm và sự hợp tác chân thành của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh mà đội ngũ các nhà công thương Việt Nam đã biểu thị lòng yêu nước của mình bằng những việc làm cụ thể, thông qua “Tuần lễ vàng”, khi quyên góp được 370 kg vàng cho Chính phủ, góp 20 triệu đồng vào Quỹ Độc lập, 40 triệu đồng vào Quỹ Đảm phụ Quốc phòng.
Song song với diệt giặc đói, chiến dịch diệt giặc dốt cũng được phát động. Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký 3 sắc lệnh quan trọng về giáo dục là Sắc lệnh số 17 đặt ra một bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam; Sắc lệnh số 19 lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối; Sắc lệnh số 20 định rằng việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền. Để phục vụ chiến dịch xoá mù chữ, Nha Bình dân học vụ được thành lập ngày 18/9/1945. Khoá huấn luyện cán bộ bình dân học vụ đầu tiên mang tên Hồ Chí Minh mở tại Hà Nội. Tháng 9 còn là tháng khai giảng năm học mới - năm học đầu tiên dưới chế độ Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Thư gửi cho học sinh, căn dặn các em “hãy cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy, đua bạn... Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(7). Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ”... Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà báo”(8), một phong trào thanh toán nạn mù chữ đã dâng cao trong cả nước. Các lớp học bình dân học vụ mở ra ở khắp mọi nơi với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Nhờ đó, chỉ một năm sau Cách mạng tháng Tám, đã có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết. Công tác văn hoá, giáo dục, y tế cũng được chính quyền mới quan tâm đẩy mạnh. Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 45 thành lập một ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội nhằm đào tạo giáo viên văn học Việt Nam cho xứng đáng một nước độc lập và theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Tính ưu việt của chế độ xã hội mới đã được khẳng định và phát huy.
Tuy nhiên, để sự nghiệp kháng chiến kiến quốc giành được thắng lợi, nhiệm vụ trung tâm là củng cố chính quyền nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ mục đích và bản chất của Nhà nước Việt Nam mới không phải là cơ quan cai trị dân, mà là để phục vụ nhân dân: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” (9). Người cho rằng, một trong những cơ sở cần có đầu tiên của một Nhà nước là hiến pháp, mà muốn có hiến pháp thì phải có quốc hội. Vì vậy, mặc dầu tình hình đất nước đang ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”, trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đề ra nhiệm vụ cực kỳ khó khăn là phải tổ chức một cuộc tổng tuyển cử càng sớm càng tốt. Người nhấn mạnh: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống…”(10). Ngày 8/9/1945, đúng một tuần sau ngày Tuyên bố Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14, quyết định tổ chức tổng tuyển cử trên phạm vi toàn quốc. Với sự kiện trọng đại này, dân tộc Việt Nam ta sau khi là dân tộc đầu tiên ở Đông Nam Á làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thành công, trở thành dân tộc đầu tiên thiết lập được một Nhà nước có chế độ chính trị với hình thức dân chủ cao nhất là phổ thông đầu phiếu. Trong lịch sử, hiếm có một quốc gia nào vừa giành được độc lập, với biết bao khó khăn đang chồng chất lại dám tổ chức một cuộc tổng tuyển cử thật sự dân chủ như nước Việt Nam ta hồi ấy. Sau đó (ngày 20–9) Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dưới sự chỉ đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc bầu cử đầu tiên của dân tộc thể hiện một bầu không khí dân chủ thực sự, trong tất cả mọi khâu, từ việc giới thiệu người ra ứng cử đến việc tuyên truyền, tranh cử... Ngày 6/1/1946, cuộc tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đã được tiến hành và thành công tốt đẹp trên phạm vi cả nước. Bất chấp sự ngăn trở, quấy phá của bọn đế quốc phản động, tỷ lệ đi bầu cử ở các địa phương vẫn đạt từ 65% đến 95% và đã bầu ra được 333 đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng cử ở Hà Nội và đã trúng cử với số phiếu cao nhất là 98,4%. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà do cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 bầu ra thực sự là một quốc hội của độc lập dân tộc, của đại đoàn kết. Quốc hội đã hội tụ đại biểu của cả ba miền đất nước, đại biểu của tất cả các ngành, các giới, các giai cấp, tầng lớp xã hội. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử là một minh chứng hùng hồn nói lên cơ sở pháp lý vững chắc của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 2/3/1946, phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được triệu tập và Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam được ban bố. Lời nói đầu của Hiến pháp nêu rõ: “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”, “Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây: Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”.
Để kiện toàn bộ máy nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký một loạt sắc lệnh về hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước với chức năng, nhiệm vụ mới, trọng tâm là việc giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà, Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ, Thư gửi các đồng chí Trung bộ, Thư gửi các nhân viên cơ quan Chính phủ... Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đạo đức cách mạng, tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư và phương pháp lãnh đạo, vận động quần chúng nhằm phấn đấu để thực sự trở thành người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Những bức thư, những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần rất quan trọng vào việc củng cố chính quyền cách mạng, nâng cao lòng tin tưởng của nhân dân đối với chính quyền mới.
Thắng lợi bước đầu trong cuộc đấu tranh xây dựng nền móng chế độ mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân sau cách mạng tháng Tám 1945 có ý nghĩa chính trị hết sức to lớn. Nhân dân được hưởng quyền tự do dân chủ, dân sinh càng thêm tin tưởng, gắn bó và quyết tâm bảo vệ chế độ mới. Đó là sức mạnh để bảo vệ chính quyền cách mạng, giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng, là sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng thù trong giặc ngoài. Thắng lợi đó gắn liền với sự lãnh đạo và dìu dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ tối cao, ngọn cờ đoàn kết, ngôi sao dẫn đường, người lính ở tuyến đầu vâng lệnh quốc dân ra mặt trận.
Chú thích:
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H.2000, tập 4, tr.114
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 31
(3) Vũ Kỳ: Thư ký Bác Hồ kể chuyện, Nxb CTQG, H.2005
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.17
(5) Hồ Chí Minh- biên niên tiểu sử, Nxb CTQG, H.1993, t.3, tr.20
(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.49
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.33
(8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.37
(9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.5
(10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.8
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 31
(3) Vũ Kỳ: Thư ký Bác Hồ kể chuyện, Nxb CTQG, H.2005
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.17
(5) Hồ Chí Minh- biên niên tiểu sử, Nxb CTQG, H.1993, t.3, tr.20
(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.49
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.33
(8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.37
(9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.5
(10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.8
0 Nhận xét