Ths Vũ Kim Yến
Phòng ST-KK-TL
Phòng ST-KK-TL
Là nhà cách mạng đồng thời là nhà văn hóa lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một sự nghiệp văn hóa vô cùng trong sáng và đẹp đẽ, cách mạng hóa và hiện đại hóa nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Điểm độc đáo và nổi bật của danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh là tinh thần sáng tạo văn hóa, sự quan tâm và quý trọng văn hóa dân tộc. Người là tác giả của hơn 250 bài thơ, khoảng 2.000 bài báo, nhiều truyện ngắn, văn chính luận, tiểu phẩm văn học, trong đó có không ít những bài nói, bài viết trực tiếp về văn hóa, văn nghệ - những cơ sở lý luận và thực tiễn quyết định bước phát triển của nền văn hóa nước nhà.
I. Trên hành trình cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa của Việt Nam với văn hóa phương Đông và phương Tây, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, mà cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Đến với chủ nghĩa Mác và quyết tâm đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười, con đường của phong trào quốc tế vô sản, Hồ Chí Minh trở về nước lãnh đạo nhân dân Việt Nam “kiên quyết chiến đấu, tranh quyền thống nhất và độc lập cho nước nhà để cho văn hoá cũng như chính trị và kinh tế, tín ngưỡng, đạo đức đều được phát triển tự do”(1). Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc, tổ chức lực lượng vũ trang, vận động nhân dân đấu tranh giành độc lập vào năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945). Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc trong ngày 2-9 năm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức tuyên bố với thế giới về một nước Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã có truyền thống văn hóa, có một bề dày lịch sử chống ngoại xâm: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà. Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”(2).
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước, trong khi còn rất nhiều việc đang chờ Người xử lý, 19 giờ ngày 7/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp đoàn đại biểu Uỷ ban Văn hoá lâm thời Bắc Bộ. Nói chuyện với các đại biểu về nhiệm vụ của văn hoá trong giai đoạn nước nhà mới giành được độc lập, Người nói: “Tôi mong rằng các ngài trong giới văn hoá nhận thấy rõ nhiệm vụ của các ngài trong lúc này là: củng cố nền độc lập của Việt Nam, sửa soạn gây dựng cho đất nước một nền văn hoá mới... Bổn phận của các ngài là lãnh đạo tư tưởng của quốc dân, đấu tranh cho nền độc lập và kiến thiết một nền văn hoá mới. Cái văn hoá mới này phải cần phải có tính cách khoa học, tính cách đại chúng, thì mới thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại” (3).
Nền văn hoá mới mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng là một nền văn hoá luôn hướng con người tới chân, thiện, mỹ, tới hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc, tới tình hữu ái giữa người với người. Ngày 23/11/1946, đến khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc tổ chức tại Hà Nội, Người thể hiện thiết tha mong muốn cho nền văn hóa mới của nước nhà sẽ lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở. Văn hóa phải làm cho mọi người có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Đối với xã hội, văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ, cả nam và nữ, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng những hạnh phúc mà mình đáng được hưởng...Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc. Người chỉ rõ những mục tiêu cơ bản mà cách mạng Việt Nam cần phải đạt được trong lĩnh vực văn hoá là: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc. Đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng”(4). Chủ trương trên đây thể hiện rõ ràng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giá trị văn hoá dân tộc. Người đòi hỏi phải biết giữ gìn vốn văn hoá quý báu của dân tộc, khôi phục những yếu tố tích cực trong kho tàng văn hoá dân tộc, loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Theo Người, học tập văn hóa các nước bạn không phải là học tập tất cả những gì của họ mà chỉ học những cái tiến bộ, cái phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc. Người cho rằng: “Văn hoá Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đúc lại… Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta phải học lấy để phải tạo ra một nền văn hoá Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và văn hoá nay trau dồi cho văn hoá Việt Nam thật có tinh thần thuần tuý Việt Nam đề hợp với tinh thần dân chủ”(5). Và xây dựng nền văn hóa dân tộc cần phải xây dựng năm điểm lớn “1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường; 2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng; 3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên qua đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội; 4. Xây dựng chính trị: dân quyền; 5. Xây dựng kinh tế”(6).
Coi văn hóa là một mặt hợp thành toàn bộ đời sống xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định văn hoá tồn tại và phát triển trong mối liên hệ biện chứng với các yếu tố kinh tế và chính trị và chịu sự quy định của kinh tế và chính trị. Người viết: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hoá. Vì sao không nói phát triển văn hoá và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước”(7). Không chỉ thấy vai trò quyết định của kinh tế và chính trị đối với văn hoá, Người còn thấy được vai trò to lớn của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”(8). Chính vì vậy, Người đòi hỏi “văn hoá phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng. Vì vậy, nội dung văn hoá phải có ý nghĩa giáo dục... Văn hoá phải gắn liền với lao động, sản xuất. Văn hóa xa đời sống, xa lao động là văn hóa suông”(9). Văn hoá còn là một mặt trận để đấu tranh chính trị, “không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”(10). Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt coi trọng vai trò quyết định của kinh tế, chính trị tới văn hoá, đồng thời Người cũng thấy được vai trò to lớn tác động trở lại của văn hoá đối với kinh tế, chính trị và xã hội, văn hóa là cơ sở và là động lực tinh thần cho sự phát triển vững chắc của mọi mặt đời sống xã hội, cho sự tiến bộ của xã hội.
Đặc biệt, đặt trong bối cảnh cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh văn hóa nghệ thuật càng phải phát huy vai trò của mình: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (11). Chủ tịch Hồ Chí Minh coi văn hóa nghệ thuật là một mặt trận nhằm nhấn mạnh đến tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh trên mặt trận này. Tuy không có tiếng súng, kẻ thù không trực tiếp, nhưng mặt trận văn hoá không kém phần phức tạp và quyết liệt. Do đó những người làm công tác văn hóa nghệ thuật phải thấm nhuần quan điểm: Nghệ thuật - vũ khí, nghệ sĩ - chiến sĩ. Để “phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh”, những người làm công tác văn hoá nghệ thuật cần “phải học tập,… phải trau dồi tư tưởng, trau dồi nghệ thuật, đi sâu vào quần chúng. Phải đi sát sự thực… phải trau dồi đạo đức cách mạng, trước hết là đức khiêm tốn”(12). Điều quan trọng hơn nữa là các văn nghệ sĩ “phải biết xung phong” để có thể “nhập cuộc” được với công cuộc lao động và chiến đấu của nhân dân, từ đó sáng tác những tác phẩm mang hơi thở hừng hực của cuộc sống, mang âm hưởng của thời đại để rồi những tác phẩm ấy lại trở thành vũ khí chiến đấu, trở thành “tờ hịch cách mạng”, phục vụ đắc lực cho công cuộc giải phóng dân tộc, bài trừ những cái gì là hủ lậu, lạc hậu đang ngăn cản bước tiến của dân tộc, của đất nước. Nếu người cán bộ văn hóa xa rời cuộc sống, đứng ngoài cuộc sống, không theo kịp mạch đập của cuộc sống tất sẽ phải đối diện với sự khô héo, cằn cỗi, nghèo nàn và nhàm chán trong chính sáng tạo của mình.
Cũng bàn về vấn đề này, trong bài phát biểu tại Hội nghị cán bộ văn hóa năm 1958, sau khi chỉ ra khuyết điểm của một số cán bộ văn hóa là “còn loanh quanh trong thành phố, chỗ dễ ăn, chứ chưa đến chỗ đồng bào Mèo, đồng bào Mán”, Chủ tịch Hồ Chí Minh thân mật căn dặn anh chị em rằng: “Cơ quan trong Bộ Văn hoá, các cơ quan các ngành, các ty văn hoá thì cần xuống nông thôn, vào nhà máy, vào bộ đội nhiều hơn nữa, mà đi vào như thế thì phải cùng làm, cùng ăn, cùng ở với nhân dân. Chứ nếu đi xuống nông thôn mà lại lao động phất phơ, ở riêng thì cảm thông sao được, gần gũi sao được với công nông, với bộ đội. Muốn thật sự gần gũi quần chúng thì phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm, mới biết sinh hoạt của quần chúng như thế nào, mới biết khó khăn, biết chí khí của quần chúng như thế nào, mới biết nguyện vọng của quần chúng như thế nào”(13). Có nghĩa là, anh chị em nghệ sĩ phải chịu khó nghe, học hỏi, thấy, xem, ghi qua sách báo và các phương tiện thông tin những chuyện trong và ngoài nước để miêu tả, thể hiện có “chừng mực”, “đúng đắn”, để có thể “thật thà”, “chân thành” trong biểu dương những cái hay, cái tốt cũng như trong việc phê bình và tự phê bình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn quan tâm nhắc nhở các văn nghệ sĩ về cách nói, cách viết, cách thể hiện sao cho hiệu quả, từ viết văn, viết báo, viết khẩu hiệu đến các bài nói chuyện sao cho thiết thực và thấm thía, sao cho thu hút được quần chúng và thuyết phục được họ. Tại Đại hội lần thứ 2 Hội Nhà báo Việt Nam, nhân bàn về một trong những khiếm khuyết đáng nói nhất của văn nghệ khi ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn chỉ rõ: “Còn viết về chính trị thì khô khan và có hai cái tệ: một là rập khuôn và hai là dùng quá nhiều chữ nước ngoài. Cái bệnh dùng chữ là phổ biến trong tất cả các ngành”(14). Lĩnh vực khác, như lĩnh vực tuyên truyền, khô khan đã không mấy tác dụng. Riêng lĩnh vực văn nghệ mà không sinh động, không truyền cảm thì còn gì là văn nghệ! Vì vậy, trong bài phát biểu tại Lễ bế mạc Đại hội liên hoan anh hùng chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ III, ngày 6/5/1962, bên cạnh việc nhắc nhở: “Trong Đại hội này, chưa nêu rõ vai trò quan trọng của những cán bộ làm báo và cán bộ nghệ thuật trong việc phục vụ phong trào thi đua yêu nước và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời yêu cầu: “Miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn những người, những việc ấy, bằng văn, bằng thơ, bằng vẽ và bằng các nghệ thuật khác,v.v… Đó cũng là một trách nhiệm của các cán bộ văn nghệ góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà”(15). Điều này cũng cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất tôn trọng cá tính sáng tạo của nghệ sĩ, quan tâm đến chức năng thẩm mỹ của nghệ thuật. Nghệ thuật trước hết là nghệ thuật, phải hay, đẹp, hấp dẫn, phải xúc động lòng người. Muốn vậy, nghệ sĩ phải có tài, có tâm và tạo dựng cho mình một phong cách.
Học tập tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ ngành văn hóa ngày hôm nay luôn cố gắng tu dưỡng đạo đức cách mạng, chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động, vận dụng linh hoạt những kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng, nghiệp vụ để đóng góp cho nền văn nghệ nước nhà những tác phẩm có giá trị, những sản phẩm văn hoá tốt nhất, những giá trị thẩm mỹ cao đẹp nhất. Họ sẽ tiếp tục nối bước cha anh, hoạt động văn hoá nghệ thuật theo đúng tinh thần những lời chỉ bảo, nhắn nhủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Đó là tiếp tục sưu tầm, gìn giữ và phát huy vốn văn hoá nghệ thuật giàu có của dân tộc, sáng tạo nhiều giá trị văn hoá nghệ thuật có chất lượng cao cả về tư tưởng và nghệ thuật, tăng cường giao lưu về văn hoá nghệ thuật với các nước để học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hoá của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam.
Chú thích:
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập (xuất bản lần thứ ba), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, H.2011, t.5, tr.157I. Trên hành trình cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa của Việt Nam với văn hóa phương Đông và phương Tây, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, mà cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Đến với chủ nghĩa Mác và quyết tâm đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười, con đường của phong trào quốc tế vô sản, Hồ Chí Minh trở về nước lãnh đạo nhân dân Việt Nam “kiên quyết chiến đấu, tranh quyền thống nhất và độc lập cho nước nhà để cho văn hoá cũng như chính trị và kinh tế, tín ngưỡng, đạo đức đều được phát triển tự do”(1). Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc, tổ chức lực lượng vũ trang, vận động nhân dân đấu tranh giành độc lập vào năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945). Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc trong ngày 2-9 năm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức tuyên bố với thế giới về một nước Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã có truyền thống văn hóa, có một bề dày lịch sử chống ngoại xâm: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà. Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”(2).
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước, trong khi còn rất nhiều việc đang chờ Người xử lý, 19 giờ ngày 7/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp đoàn đại biểu Uỷ ban Văn hoá lâm thời Bắc Bộ. Nói chuyện với các đại biểu về nhiệm vụ của văn hoá trong giai đoạn nước nhà mới giành được độc lập, Người nói: “Tôi mong rằng các ngài trong giới văn hoá nhận thấy rõ nhiệm vụ của các ngài trong lúc này là: củng cố nền độc lập của Việt Nam, sửa soạn gây dựng cho đất nước một nền văn hoá mới... Bổn phận của các ngài là lãnh đạo tư tưởng của quốc dân, đấu tranh cho nền độc lập và kiến thiết một nền văn hoá mới. Cái văn hoá mới này phải cần phải có tính cách khoa học, tính cách đại chúng, thì mới thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại” (3).
Nền văn hoá mới mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng là một nền văn hoá luôn hướng con người tới chân, thiện, mỹ, tới hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc, tới tình hữu ái giữa người với người. Ngày 23/11/1946, đến khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc tổ chức tại Hà Nội, Người thể hiện thiết tha mong muốn cho nền văn hóa mới của nước nhà sẽ lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở. Văn hóa phải làm cho mọi người có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Đối với xã hội, văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ, cả nam và nữ, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng những hạnh phúc mà mình đáng được hưởng...Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc. Người chỉ rõ những mục tiêu cơ bản mà cách mạng Việt Nam cần phải đạt được trong lĩnh vực văn hoá là: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc. Đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng”(4). Chủ trương trên đây thể hiện rõ ràng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giá trị văn hoá dân tộc. Người đòi hỏi phải biết giữ gìn vốn văn hoá quý báu của dân tộc, khôi phục những yếu tố tích cực trong kho tàng văn hoá dân tộc, loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Theo Người, học tập văn hóa các nước bạn không phải là học tập tất cả những gì của họ mà chỉ học những cái tiến bộ, cái phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc. Người cho rằng: “Văn hoá Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đúc lại… Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta phải học lấy để phải tạo ra một nền văn hoá Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và văn hoá nay trau dồi cho văn hoá Việt Nam thật có tinh thần thuần tuý Việt Nam đề hợp với tinh thần dân chủ”(5). Và xây dựng nền văn hóa dân tộc cần phải xây dựng năm điểm lớn “1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường; 2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng; 3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên qua đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội; 4. Xây dựng chính trị: dân quyền; 5. Xây dựng kinh tế”(6).
Coi văn hóa là một mặt hợp thành toàn bộ đời sống xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định văn hoá tồn tại và phát triển trong mối liên hệ biện chứng với các yếu tố kinh tế và chính trị và chịu sự quy định của kinh tế và chính trị. Người viết: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hoá. Vì sao không nói phát triển văn hoá và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước”(7). Không chỉ thấy vai trò quyết định của kinh tế và chính trị đối với văn hoá, Người còn thấy được vai trò to lớn của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”(8). Chính vì vậy, Người đòi hỏi “văn hoá phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng. Vì vậy, nội dung văn hoá phải có ý nghĩa giáo dục... Văn hoá phải gắn liền với lao động, sản xuất. Văn hóa xa đời sống, xa lao động là văn hóa suông”(9). Văn hoá còn là một mặt trận để đấu tranh chính trị, “không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”(10). Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt coi trọng vai trò quyết định của kinh tế, chính trị tới văn hoá, đồng thời Người cũng thấy được vai trò to lớn tác động trở lại của văn hoá đối với kinh tế, chính trị và xã hội, văn hóa là cơ sở và là động lực tinh thần cho sự phát triển vững chắc của mọi mặt đời sống xã hội, cho sự tiến bộ của xã hội.
Đặc biệt, đặt trong bối cảnh cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh văn hóa nghệ thuật càng phải phát huy vai trò của mình: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (11). Chủ tịch Hồ Chí Minh coi văn hóa nghệ thuật là một mặt trận nhằm nhấn mạnh đến tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh trên mặt trận này. Tuy không có tiếng súng, kẻ thù không trực tiếp, nhưng mặt trận văn hoá không kém phần phức tạp và quyết liệt. Do đó những người làm công tác văn hóa nghệ thuật phải thấm nhuần quan điểm: Nghệ thuật - vũ khí, nghệ sĩ - chiến sĩ. Để “phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh”, những người làm công tác văn hoá nghệ thuật cần “phải học tập,… phải trau dồi tư tưởng, trau dồi nghệ thuật, đi sâu vào quần chúng. Phải đi sát sự thực… phải trau dồi đạo đức cách mạng, trước hết là đức khiêm tốn”(12). Điều quan trọng hơn nữa là các văn nghệ sĩ “phải biết xung phong” để có thể “nhập cuộc” được với công cuộc lao động và chiến đấu của nhân dân, từ đó sáng tác những tác phẩm mang hơi thở hừng hực của cuộc sống, mang âm hưởng của thời đại để rồi những tác phẩm ấy lại trở thành vũ khí chiến đấu, trở thành “tờ hịch cách mạng”, phục vụ đắc lực cho công cuộc giải phóng dân tộc, bài trừ những cái gì là hủ lậu, lạc hậu đang ngăn cản bước tiến của dân tộc, của đất nước. Nếu người cán bộ văn hóa xa rời cuộc sống, đứng ngoài cuộc sống, không theo kịp mạch đập của cuộc sống tất sẽ phải đối diện với sự khô héo, cằn cỗi, nghèo nàn và nhàm chán trong chính sáng tạo của mình.
Cũng bàn về vấn đề này, trong bài phát biểu tại Hội nghị cán bộ văn hóa năm 1958, sau khi chỉ ra khuyết điểm của một số cán bộ văn hóa là “còn loanh quanh trong thành phố, chỗ dễ ăn, chứ chưa đến chỗ đồng bào Mèo, đồng bào Mán”, Chủ tịch Hồ Chí Minh thân mật căn dặn anh chị em rằng: “Cơ quan trong Bộ Văn hoá, các cơ quan các ngành, các ty văn hoá thì cần xuống nông thôn, vào nhà máy, vào bộ đội nhiều hơn nữa, mà đi vào như thế thì phải cùng làm, cùng ăn, cùng ở với nhân dân. Chứ nếu đi xuống nông thôn mà lại lao động phất phơ, ở riêng thì cảm thông sao được, gần gũi sao được với công nông, với bộ đội. Muốn thật sự gần gũi quần chúng thì phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm, mới biết sinh hoạt của quần chúng như thế nào, mới biết khó khăn, biết chí khí của quần chúng như thế nào, mới biết nguyện vọng của quần chúng như thế nào”(13). Có nghĩa là, anh chị em nghệ sĩ phải chịu khó nghe, học hỏi, thấy, xem, ghi qua sách báo và các phương tiện thông tin những chuyện trong và ngoài nước để miêu tả, thể hiện có “chừng mực”, “đúng đắn”, để có thể “thật thà”, “chân thành” trong biểu dương những cái hay, cái tốt cũng như trong việc phê bình và tự phê bình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn quan tâm nhắc nhở các văn nghệ sĩ về cách nói, cách viết, cách thể hiện sao cho hiệu quả, từ viết văn, viết báo, viết khẩu hiệu đến các bài nói chuyện sao cho thiết thực và thấm thía, sao cho thu hút được quần chúng và thuyết phục được họ. Tại Đại hội lần thứ 2 Hội Nhà báo Việt Nam, nhân bàn về một trong những khiếm khuyết đáng nói nhất của văn nghệ khi ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn chỉ rõ: “Còn viết về chính trị thì khô khan và có hai cái tệ: một là rập khuôn và hai là dùng quá nhiều chữ nước ngoài. Cái bệnh dùng chữ là phổ biến trong tất cả các ngành”(14). Lĩnh vực khác, như lĩnh vực tuyên truyền, khô khan đã không mấy tác dụng. Riêng lĩnh vực văn nghệ mà không sinh động, không truyền cảm thì còn gì là văn nghệ! Vì vậy, trong bài phát biểu tại Lễ bế mạc Đại hội liên hoan anh hùng chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ III, ngày 6/5/1962, bên cạnh việc nhắc nhở: “Trong Đại hội này, chưa nêu rõ vai trò quan trọng của những cán bộ làm báo và cán bộ nghệ thuật trong việc phục vụ phong trào thi đua yêu nước và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời yêu cầu: “Miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn những người, những việc ấy, bằng văn, bằng thơ, bằng vẽ và bằng các nghệ thuật khác,v.v… Đó cũng là một trách nhiệm của các cán bộ văn nghệ góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà”(15). Điều này cũng cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất tôn trọng cá tính sáng tạo của nghệ sĩ, quan tâm đến chức năng thẩm mỹ của nghệ thuật. Nghệ thuật trước hết là nghệ thuật, phải hay, đẹp, hấp dẫn, phải xúc động lòng người. Muốn vậy, nghệ sĩ phải có tài, có tâm và tạo dựng cho mình một phong cách.
Học tập tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ ngành văn hóa ngày hôm nay luôn cố gắng tu dưỡng đạo đức cách mạng, chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động, vận dụng linh hoạt những kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng, nghiệp vụ để đóng góp cho nền văn nghệ nước nhà những tác phẩm có giá trị, những sản phẩm văn hoá tốt nhất, những giá trị thẩm mỹ cao đẹp nhất. Họ sẽ tiếp tục nối bước cha anh, hoạt động văn hoá nghệ thuật theo đúng tinh thần những lời chỉ bảo, nhắn nhủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Đó là tiếp tục sưu tầm, gìn giữ và phát huy vốn văn hoá nghệ thuật giàu có của dân tộc, sáng tạo nhiều giá trị văn hoá nghệ thuật có chất lượng cao cả về tư tưởng và nghệ thuật, tăng cường giao lưu về văn hoá nghệ thuật với các nước để học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hoá của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam.
Chú thích:
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.4, tr.4
3. Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2006, T.3, tr.13
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.40.
5. Hồ Chí Minh về văn hoá (1997), Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, trang 30
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.458
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.470
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.458
9. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.470
10. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.246
11. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.246
12. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.10, tr.513
13. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.11, tr.560
14. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.12, tr.164.
15. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T.13, tr. 392
0 Nhận xét