Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60

06:23 |

 Làn sóng biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam rầm rộ trong lòng nước Mỹ và nhiều nước khác đã truyền đi thông điệp phản chiến mạnh mẽ những năm 60 và đầu 70, là một trong các nhân tố quan trọng dẫn đến kết thúc cuộc chiến cách đây tròn 40 năm.

Một nhóm sinh viên nữ tại Đại học California, Berkeley, Mỹ, biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam. Phần lớn phong trào chống chiến tranh bắt đầu từ các trường đại học với các tổ chức như Sinh viên vì một Xã hội Dân chủ (SDS). Ảnh: history.com

Mark Rudd, từ Đại học Columbia, tổ chức cuộc biểu tình sinh viên năm 1968, dẫn đến việc chiếm đóng 5 tòa nhà chính quyền và khiến trường phải tạm ngừng hoạt động. Ảnh: history.com

Ngày 15/11/1969, hơn 500.000 người đổ xuống đường ở Washington, D.C., tham gia một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Mỹ. "Một đội quân bất bình lớn nhưng ôn hòa ​​di chuyển qua thành phố", tờ New York Times vào thời điểm đó đưa tin về sự kiện này. Ảnh: history.com

Ngày 30/4/1970, Tổng thống Mỹ Richard Nixon tuyên bố cần điều thêm 150.000 lính đến Việt Nam, dẫn đến các cuộc biểu tình quy mô lớn tại các trường đại học trên khắp nước Mỹ. Ảnh: history.com

Tại Đại học Kent State ở Ohio, Cảnh vệ Quốc gia đối đầu những người biểu tình sau khi một tòa nhà bị đốt cháy. Lực lượng cảnh vệ nổ súng vào sinh viên, khiến 4 người thiệt mạng và làm 8 người bị thương. Ảnh: history.com

Những nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn trong một cuộc biểu tình phản đối Mỹ ở Stockholm, Thụy Điển năm 1965. Ảnh: Holger Ellgaard

Biểu tình tại Vancouver, Canada năm 1968. Ảnh: John Hill

Đoàn người xuống đường trong thời tiết giá rét để biểu tình tại Lund, Thụy Điển. Ảnh: Wiki

Ba người đàn ông đeo biển "Mỹ, hãy ra khỏi Việt Nam" đứng trước Lãnh sự quán Mỹ tại The Hauge, Hà Lan năm 1967. Ảnh: Nationalarchivebot

Hàng nghìn sinh viên Đại học Washington, Mỹ chiếm đóng một đường cao tốc ngày 5/5/1970. Ảnh: Tomhayden

Cảnh sát xử lý một cuộc biểu tình tại Đại học George Washington năm 1971. Ảnh: history.com

Cựu binh tại Washington D.C. phản đối cuộc chiến ở Đông Dương bằng cách vứt huy chương và đồng phục của họ qua hàng rào trước tòa nhà quốc hội Mỹ Capitol. Ảnh: history.com

Năm 1965, khoảng 50 giảng viên đại học tại Michigan, Mỹ tổ chức một diễn đàn để phản đối chiến tranh Việt Nam. 3.000 người tham dự sự kiện này với các hoạt động gồm tranh luận, thuyết giảng và biểu diễn âm nhạc, tất cả nhằm mục đích giáo dục cộng đồng về hòa bình.

"Điều thấy được từ sự kiện này là chúng ta có thể làm nên khác biệt chỉ trong một đêm", Giáo sư triết học Frithjof Bergmannm, nhà tổ chức chính của hoạt động nói. Trong ảnh, giáo sư Frithjof Bergmann (phải) và nhà hoạt động Alan Haber hồi tháng ba tham dự lễ kỷ niệm 50 năm tổ chức sự kiện này. Ảnh: Michigandaily

 

Ngày 17/3/1968, khoảng 80.000 người biểu tình tại quảng trường Trafalgar, Anh phản đối chiến tranh tại Việt Nam và việc chính phủ Anh hỗ trợ Mỹ. Ảnh: lib.berkeley.edu

Tariq Ali (phải), lãnh đạo Phong trào Việt Nam Đoàn kết tại Anh, và nữ diễn viên Vanessa Redgrave thông báo với người biểu tình rằng họ sẽ đưa thư phản đối đến Đại sứ quán Mỹ. Ảnh: home.bt.com 

Hai người sau đó dẫn đầu khoảng 8.000 người biểu tình đến trước cửa Đại sứ quán Mỹ, nơi được hàng trăm cảnh sát bao quanh bảo vệ. Nhóm của Redgrave được phép chuyển thư, nhưng đám đông bị chặn lại. Cảnh sát dùng đất đá, pháo và bom khói để giải tán đám đông. Khoảng 300 người bị bắt giữ, hơn 50 người biểu tình và 25 cảnh sát phải nhập viện. Ảnh: The Guardian

Lá cờ Mỹ với biểu tượng phản chiến được giơ cao trong cuộc biểu tình ở Washington D.C. Ảnh: history.com

Jan Rose Kasmir, vào thời điểm đó là học sinh cấp ba, tham gia cuộc diễu hành đến Lầu Năm Góc để phản đối chiến tranh Việt Nam tháng 10/1967. Hình ảnh cô cầm hoa đứng trước hàng cảnh vệ được nhiếp ảnh gia người Pháp Marc Riboud ghi lại đã trở thành biểu tượng của phong trào phản chiến.

"Cô ấy chỉ nói chuyện, cố gắng thu hút sự chú ý của những người lính, có thể là đang cố gắng trò chuyện cùng họ", Riboud nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2004. "Tôi có cảm giác là những người lính còn sợ cố ấy hơn cô ấy sợ những lưỡi lê".



Xem thêm…

Tưởng niệm 50 năm cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam ở Mỹ

06:21 |

 



50 năm trước, trước làn sóng biểu tình của các sinh viên Đại học Kent State nhằm phản đối chiến tranh Việt Nam, Lực lượng Vệ binh Quốc gia bang Ohio đã nổ súng khiến 4 sinh viên thiệt mạng.

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, vào ngày tưởng niệm 50 năm nổ ra cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại trường Đại học Kent State, thành phố Kent, bang Ohio, những bức ảnh về cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam của các cựu sinh viên trường đại học này lại được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, trong đó có bức ảnh gây xúc động mạnh của John Filo, một sinh viên nhiếp ảnh của trường thời đó đã ghi lại được.

Bức ảnh sau này giành được giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer đã lột tả được hết khoảnh khắc của sự kiện khi ghi lại hình ảnh của cô bé Mary Ann Vecchio quỳ xuống và òa khóc bên thi thể của sinh viên Jeffrey Miller, một trong những sinh viên đã ngã xuống ngày hôm đó.

50 năm trước vào ngày 4/5/1970, trước làn sóng biểu tình của các sinh viên trường Đại học Kent State nhằm phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam, Lực lượng Vệ binh Quốc gia bang Ohio đã nổ súng vào đám đông khiến 4 sinh viên thiệt mạng và 9 người khác bị thương.

[Tiếng nấc nghẹn của cựu binh Mỹ khi nhắc đến chiến tranh Việt Nam]

Sự kiện này cùng bức ảnh của John Filo đã gây xôn xao dư luận, lên án sự bất đồng quan điểm về chiến tranh, sau khi được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đã có ảnh hưởng mạnh mẽ và càng làm thổi bùng ngọn lửa phản chiến trong giới sinh viên Mỹ với các cuộc biểu tình diễn ra quy mô toàn quốc với sự tham gia của hàng triệu sinh viên, khiến hàng trăm trường đại học và cao đẳng phải đóng cửa nhằm yêu cầu chính chính quyền Mỹ nhanh chóng kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Ông H. R. Haldeman, một trợ lý hàng đầu của cựu Tổng thống Richard Nixon, cho rằng sự kiện này có tác động trực tiếp tới tình hình chính trị Mỹ.

Theo ông Haldeman, ngoài những tác động trực tiếp, sự kiện ngày 4/5 tại trường Đại học Kent State chắc chắn sẽ trở thành biểu tượng cho thấy sự chia rẽ chính trị và xã hội sâu sắc đã dẫn đến sự phân cực mạnh mẽ trong lòng nước Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Nước Mỹ ngay từ những năm 1960 và đầu 1970 đã xảy ra một cuộc chia rẽ về tư tưởng giữa hai bên về cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Một bên là những người dân yêu chuộng hòa bình, ủng hộ chấm dứt cuộc chiến và một bên là chính quyền Mỹ.

Chính vì vậy, trong thời gian này phong trào biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam đã diễn ra rầm rộ tại Mỹ và năm 1970 được coi là đỉnh điểm của phong trào này với các cuộc biểu tình rộng khắp nước Mỹ, thu hút hàng triệu người dân không phân biệt màu da, tuổi tác và giới tính.

Họ yêu cầu chính quyền Mỹ nhanh chóng rút toàn bộ binh lính về nước, chấm dứt cuộc chiến tranh phi nghĩa tại miền Nam Việt Nam.

Đây cũng chính là một trong những yếu tố góp phần đưa cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam cách đây 45 năm đi đến kết thúc.

Trong gần 3 thập kỷ qua, không biết có bao nhiêu cuốn sách, tài liệu đã được xuất bản nhằm phân tích về sự kiện cũng như tác động của nó.

Một số cuốn sách được xuất bản ngay sau khi sự kiện xảy ra, trong khi nhiều cuốn khác được bổ sung và xuất bản trong những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, dường như không một cuốn sách nào có thể phản ánh hết được những ảnh hưởng, cũng như ý nghĩa của sự kiện đó mang lại.

Với sinh viên của trường Kent State, sự kiện của 50 năm về trước dường như vẫn hiện hữu và là một phần trong cuộc sống của họ. Họ cảm thấy có sợi dây kết nối với thế hệ sinh viên của trường ngày đó cũng như học được những bài học về sự bất đồng.

Với họ, sự kiện ngày 4/5 tượng trưng cho những điều mà giới trẻ có thể làm để tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa.

Sự hy sinh của những sinh viên biểu tình ngày đó đã đánh thức nước Mỹ về thực tế của chiến tranh và giúp chấm dứt chiến tranh.

Malania Birney, một sinh viên của trường cho biết: “Tôi cảm thấy có sự kết nối với các sinh viên ngày đó và tôi thực sự tự hào khi theo học tại ngôi trường từng có những sinh viên có đủ can đảm để lãnh đạo một cuộc biểu tình lớn nhất vào thời kỳ đó và điều này tạo nền tảng cho các hoạt động của giới trẻ ngày nay.”

Còn theo sinh viên Ethan Lower, cuộc biểu tình ngày 4/5 đã châm ngòi cho phong trào biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam và cho thấy những người trẻ tuổi có thể tạo ra sự khác biệt trên thế giới khi khẳng định: “Những người trẻ có thể làm điều đó. Tuổi của bạn không phải là một yếu tố quyết định bạn có thể thay đổi được bao nhiêu."

Dù 50 năm đã qua đi, nhưng ý nghĩa của sự kiện vẫn còn nguyên vẹn.

Năm nay, trường Đại học Kent State đã lên kế hoạch tổ chức một loạt sự kiện trong khuôn viên của trường nhằm tưởng niệm 50 năm diễn ra cuộc biểu tình nói trên.

Tuy nhiên, các sự kiện này đã không diễn ra theo dự kiến mà thay vào đó là được tổ chức theo hình thức trực tuyến do các quy định về giãn cách xã hội vì đại dịch COVID-19./. 

Xem thêm…

Luther King - Lãnh tụ phong trào đấu tranh đòi quyền dân sự của người da đen: Tại sao tôi phản đối chiến tranh Việt Nam

06:18 |

 


Không chỉ là lãnh tụ phong trào đấu tranh đòi quyền dân sự của người da đen, mục sư Martin Luther King còn là người phản đối mạnh mẽ chiến tranh Việt Nam.

Trong lần đầu tiên công khai phản chiến khi trả lời báo chí sau buổi nói chuyện tại Đại học Howard vào tháng 3 năm 1965, King xác quyết rằng cuộc chiến tại Việt Nam “không mang lại điều gì cả”, “hàng triệu đô la đã được chi ra mỗi ngày để duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam trong khi đất nước của chúng ta lại không thể bảo vệ quyền của những người da đen ở Selma [thành phố miền Nam bang Alabama, nơi đang diễn ra các cuộc biểu tình đòi quyền bầu cử của người da đen]” và kêu gọi đàm phán để chấm dứt chiến tranh.

Quan điểm phản chiến của King đã phải hứng chịu chỉ trích mạnh mẽ không chỉ từ báo chí mà còn từ ngay cả những cộng sự của ông trong phong trào đấu tranh đòi quyền dân sự. Họ cho rằng mở rộng thông điệp về dân quyền sang các vấn đề ngoại giao sẽ gây tổn hại đến phong trào đấu tranh của người da đen. Bản thân King cũng quan ngại rằng việc chỉ trích chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa ông với Tổng thống Johnson, người vừa ký ban hành Đạo luật Dân quyền vào tháng 7 năm 1964 và đã tuyên bố sẵn sàng đàm phán qua con đường ngoại giao để kết thúc chiến tranh Việt Nam. Bênh cạnh đó, e ngại bị chụp mũ là cộng sản, một việc có thể làm giảm ảnh hưởng của các hoạt động đấu tranh dân quyền, King đã bớt chỉ trích chính sách của Mỹ tại Việt Nam từ cuối năm 1965 đến 1966.

Nhưng sang đến năm 1967, hoạt động phản chiến của King lại trở nên mạnh mẽ hơn bởi “lương tâm không cho tôi lựa chọn khác”, như King viết trong tự truyện:

“Khi lần đầu tiên lên tiếng chống chiến tranh Việt Nam, hầu như mọi tờ báo khắp cả nước đều chỉ trích tôi. Đó là giai đoạn trầm lắng trong đời tôi. Tôi cảm thấy khó khăn mỗi khi mở xem một tờ báo. Sự chỉ trích không chỉ đến những từ người da trắng mà ngay cả người da đen cũng phản đối. Nhưng rồi tôi nhớ ra một ký giả đã hỏi tôi rằng “Tiến sĩ King, ông có nghĩ rằng giờ đây ông sẽ thay đổi quan điểm không, bởi quá nhiều người đang chỉ trích ông? Ngay cả những người đã từng dành sự kính trọng cho ông cũng đang mất dần sự kính trọng ấy. Ông còn làm ảnh hưởng đến ngân sách của Hội nghị Lãnh đạo Cơ đốc Miền Nam; mọi người đã cắt giảm các khoản ủng hộ. Ông có cho rằng ông sẽ phải thay đổi quan điểm cho phù hợp với chính sách của chính quyền?”. Đó là một câu hỏi hay, bởi nhà báo đã đặt vấn đề rằng tôi sẽ nghĩ về những gì sẽ xảy đến với tôi hay những điều sẽ xảy ra với sự thật và công lý trong tình huống này.

Trong một vài tình thế, Sự Hèn nhát đặt câu hỏi, “Việc đó có an toàn không?”, Tính Thực dụng hỏi “Chuyện này có khôn ngoan không?”, còn Hư danh xông đến và hỏi “Nó có được lòng mọi người không?”, nhưng Lương tâm hỏi tôi “Nó có đúng đắn không?”. Và sẽ đến lúc một người phải lựa chọn, không phải lựa chọn giữa sự an toàn, khôn ngoan hay được lòng người khác, mà người đó phải làm một việc bởi Lương tâm mách bảo anh ta rằng đó là việc đúng đắn. Tiêu chuẩn cuối cùng để đánh giá một con người không phải là những lựa chọn trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là chỗ đứng của anh ta vào những thời điểm thử thách, những thời khắc của sự khủng hoảng và tranh cãi sâu sắc.”

Tháng 3 năm 1967, King lần đầu tiên dẫn đầu một cuộc diễu hành phản chiến tại Chicago và củng cố mối liên hệ giữa cuộc chiến và tình trạng bất công tại quê nhà: “Những quả bom ở Việt Nam đang nổ tại quê nhà – chúng hủy hoại giấc mơ về một nước Mỹ tử tế”.

Không đầy hai tuần sau cuộc diễu hành này, ngày 4 tháng 4 năm 1967, King phát biểu trước 3000 người tại Nhà thờ Riverside ở New York với bài diễn văn phản chiến nổi tiếng nhất của ông mang tên “Hơn cả Việt Nam: Thời khắc phá vỡ sự im lặng”.

Trong bài diễn văn, King nhắc đến sự tàn phá Việt Nam dưới bàn tay của “sự kiêu ngạo chết người của phương Tây”, lưu ý rằng “chúng ta ở bên phía giàu có và an toàn trong khi tạo ra địa ngục cho những người nghèo khổ”. Theo King, chiến tranh Việt Nam chỉ là một triệu chứng cấp bách nhất của chủ nghĩa thực dân Mỹ trên toàn thế giới.

King chỉ ra rằng cuộc chiến đã “lấy đi những thanh niên da đen bị xã hội chúng ta hủy hoại rồi mang chúng đến một nơi cách 8 ngàn dặm để bảo lãnh cho tự do ở Đông Nam Á, thứ mà chúng đã không tìm thấy ngay ở vùng Tây Nam Georgia và Đông Harlem [những trung tâm của phong trào đấu tranh đòi quyền dân sự của người da đen]”. Ông cũng nhắc đến những ảnh hưởng tai hại của cuộc chiến đối với cả dân nghèo Mỹ lẫn nông dân Việt Nam và nhấn mạnh rằng việc nước Mỹ cần có những bước đi thực chất để kết thúc cuộc chiến thông qua con đường phi bạo lực là một mệnh lệnh đạo đức: “Nếu linh hồn Mỹ bị đầu độc hoàn toàn, một phần tử thi được khám nghiệm sẽ có tên Việt Nam.”

Sau bài phát biểu của King, cả hai tờ báo uy tín nhất nước Mỹ là New York Times và Washington Post đều đăng bài xã luận chỉ trích. Ngay cả những cộng sự của King trong phong trào dân quyền cũng phản đối King nhập nhằng giữa việc phản chiến và phong trào đòi quyền dân sự. Mặc dù vậy, King vẫn tiếp tục phản đối chiến tranh Việt Nam ở cả khía cạnh đạo đức lẫn kinh tế: 11 ngày sau bài phát biểu này, King dẫn đầu đoàn biểu tình phản chiến trước trụ sở Liên hợp quốc.

Trong thời gian sau đó, King và các cộng sự tiếp tục các hoạt động thúc đẩy hòa bình vào thời điểm bầu cử tổng thống năm 1968. King nhấn mạnh mối liên hệ giữa thái độ phản chiến của ông với các hoạt động dân quyền trong các bài diễn thuyết khắp đất nước. Ông nhắc đến 3 vấn đề gây tai họa cho nước Mỹ: nạn phân biệt chủng tộc, đói nghèo và chiến tranh Việt Nam. Trong bài giảng Chúa Nhật cuối cùng tại Nhà thờ Quốc gia ở Washington D.C., King cho rằng “chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến phi nghĩa nhất trong lịch sử thế giới”.

Chỉ 4 ngày sau, ngày 4 tháng 4 năm 1968, đúng 1 năm sau bài diễn văn “Hơn cả Việt Nam”, King bị ám sát khi đang đứng ở ban công tầng 2 khách sạn Lorraine tại thành phố Memphis, Tennessee.

Năm 1983, Tổng thống Ronald Regan ký đạo luật lấy ngày thứ Hai của tuần thứ ba tháng Một hàng năm làm ngày lễ liên bang tưởng niệm Martin Luther King. King là một trong hai người Mỹ, cùng với Quốc phụ George Washington, có ngày lễ tưởng niệm quốc gia.

Xem thêm…

Hồ Chí Minh với Liên Xô

06:15 |

 



Thị thực cho phép nhập cảnh vào nước Nga, số 1829, ngày 16-06-1923, của đại diện Liên bang CHXHCN Xô Viết tại Béc-lin, Đức cấp cho Cheng Vang (Nguyễn Ái Quốc), tiếng Nga, Pháp. (Nguồn: bqllang.gov.vn)

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (thứ 2 bên phải) tham gia mít tinh đoàn kết quốc tế tại Liên Xô năm 1923. (Nguồn: qdnd.vn)

Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923). (Nguồn: hochiminh.vn)

 Thẻ đại biểu tư vấn cấp cho Nguyễn Ái Quốc để tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, tổ chức tại Thủ đô Mat-xcơ-va, Nga, 1924. (Nguồn: bqllang.gov.vn)

 Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (thứ 3 bên trái, hàng đứng) cùng các đại biểu dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản tại Moskva năm 1924. Nguồn: Sputnik.

 Bài “Lênin và các dân tộc thuộc địa” của Nguyễn Ái Quốc, đăng báo Sự Thật, Liên Xô (27/01/1924). (Nguồn: hochiminh.vn)

Khách sạn Trung tâm Mátxcơva, nơi Nguyễn Ái Quốc ở trong thời gian dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (07/1924). (Nguồn: hochiminh.vn)

 Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt đội danh dự Quân đội Liên Xô trong lễ đón đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Liên Xô ngày 12-7-1955. Nguồn: Hội Nhà báo Nga

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Mátxcơva (Liên Xô), tháng 07/1955. (Nguồn: Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch)

 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm phòng làm việc của V.L. Lênin ở Điện Kremli, Liên Xô (13/07/1955). (Nguồn: hochiminh.vn)

Bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi trong sổ ghi cảm tưởng trong Điện Kremli, Liên Xô (13/07/1955). (Nguồn: hochiminh.vn)

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô do Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng bộ trưởng Liên Xô A.I.Micaian dẫn đầu thăm Việt Nam, ngày 02/04/1956. (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô do Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao Liên Xô Vorosilop dẫn đầu thăm Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch ngày 20/05/1957. (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô do Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao Liên Xô Vorosilop dẫn đầu thăm Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch ngày 20/05/1957. (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đón tiếp đồng chí Vôrôsilốp, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô sang thăm Việt Nam năm 1957. (Nguồn: hochiminh.vn)

Xem thêm…


Thế hệ Hồ Chí Minh | Ban Quản lý Lăng Bác | Bảo tàng Hồ Chí Minh | Học viện Chính trị Quốc gia |