Có quan điểm cho rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh là “chủ nghĩa dân
tộc”. Ý kiến của bạn về quan điểm trên.
Hướng dẫn thảo luận
I. Ý kiến về quan điểm:
1. Nhận định
- Thực chất của quan điểm:
- Mục đích của quan điểm:
2. Những nội dung cần được
nhận thức đúng:
a) Khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc quan trọng
nhất, quyết định nhất dẫn tới hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng
Mác-Lênin.
b) Khẳng định Hồ Chí Minh là
người kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Bác Hồ rất coi
trọng vấn đề dân tộc, nhưng luôn đứng trên lập trường giai cấp để nhận thức và
giải quyết vấn đề dân tộc.
c) Khẳng định cốt lõi tư tưởng
Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong tư tưởng Hồ
Chí Minh, giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp, giải phóng con
người.
d) Khẳng định Hồ Chí Minh là
chiến sĩ quốc tế chân chính, không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc Việt
Nam mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc khác.
3. Kết luận: Nội dung quan điểm đưa ra là sai
trái...
II. Một số quan điểm sai trái,
thù địch phá hoại Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự cần thiết phải đấu tranh về mặt lý
luận.
1. Nội dung một số loại luận điệu:
2. Nguyên nhân của các luận điệu phá hoại:
3. Sự cần thiết phải đấu tranh phản bác các luận điểm sai trái, thù địch
4. Ý nghĩa:
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNguyễn Văn Công B18 D47
Trả lờiXóaQuan điểm trên là sai trái, thể hiện sự hiểu biết và nhận thức chưa đầy đủ về tư tưởng của Hồ Chí Minh, chống đối lại tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác- Lê-nin về giai cấp vô sản và sự nghiệp của giai cấp vô sản toàn thế giới, không chỉ riêng của dân tộc Việt Nam. Người đến với chủ nghĩa Mác Lê-nin như một điều tự nhiên, ban đầu chỉ là sự kính yêu ngưỡng mộ nhưng sau này người đã coi đó là kim chỉ nam của sự nghiệp của dân tộc. Trong bài "Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác Lê-nin", Người khẳng định: "Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác Lê-nin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ". Như vậy nói tư tưởng của Người là "tư tưởng dân tộc" là chỉ thấy giai đoạn đầu chứ không biết đến quá trình trưởng thành của tư tưởng ấy. Hơn nữa, Bác có nói tới giải phóng các dân tộc, người lao động toàn thế giới chứ không riêng gì dân tộc Việt Nam.
Thứ hai, nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Trong đó, giải phóng dân tộc là giai đoạn đầu, là tiền đề để xây dựng dân tộc lên chủ nghĩa xã hội và cao hơn là chủ nghĩa cộng sản, đó mang ý nghĩa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Thực tế là thành công của dân tộc Việt Nam là khởi đầu cho hàng loạt các cuộc giải phóng các dân tộc thuộc địa và chọn con đường xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, Hồ Chí Minh được công nhận là nhà cách mạng lớn, của toàn nhân loại chứ không riêng của Việt Nam. Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, là thành viên quan trọng trong Quốc tế cộng sản và rất được sự tín nhiệm. Nhiều năm giữ vai trò như vậy, sự tín nhiệm của mọi người khẳng định chắc chắn rằng Người không phải giữ trong mình tư tưởng dân tộc
Như vậy, quan điểm trên là sai trái, cũng giống như những luận điệu xuyên tạc, chống phá nhằm phá hoại tư tưởng Hồ Chí Minh, phá hoại Đảng sản và Nhà nước Việt Nam, phá hoại quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cầ phải đấu tranh đập tan những luận điệu phá hoại đó.