Nghiên cứu, học
tập, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí
Minh về Công an nhân dân nói
riêng là đòi hỏi tất yếu, khách quan,
là trách nhiệm của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị và
của toàn xã hội, trong đó Công an
nhân dân giữ vai trò tiên phong, nòng cốt.
I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu, vận dụng, phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân
1. Vị trí, vai trò
quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với toàn Đảng và với toàn xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh để
lại cho Đảng ta, nhân dân ta một kho tàng lý luận vô giá trên nhiều lĩnh vực,
từ tư tưởng về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền; về Chủ nghĩa xã hội và con
đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội; tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng;
về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân… Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản
tinh thần vô giá của Đảng ta, dân tộc ta mãi mãi trường tồn, bất diệt; là sản phẩm kết hợp tài tình
của việc Bác tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống
văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo
tinh hoa văn hóa nhân loại đặc biệt là Chủ
nghĩa Mác -
Lênin vào điều kiện hoàn cảnh đất nước ta.
Tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đáp ứng nhiều vấn đề của thời đại, của sự nghiệp cách
mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng “kim chỉ nam” cho mọi
hành động của Đảng,
soi đường, chỉ lối cho Đảng ta, nhân dân ta trên con
đường thực hiện mục tiêu xây dựng dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn
minh. Trong bối cảnh của thế giới ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta
nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân
tộc, giữ gìn và bảo vệ an ninh quốc gia, xây dựng thể chế chính trị, phát triển
xã hội, bảo đảm quyền con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành cơ sở vững
chắc giúp Đảng ta vạch ra đường
lối cách mạng đúng đắn, soi đường, dẫn
đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới thắng lợi. Tư tưởng Hồ Chí
Minh giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng
viên và toàn dân biết sống hợp đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác, cái
xấu. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp nâng cao lòng tự hào về Bác,về Đảng Cộng
sản Việt Nam, về Tổ quốc; tự nguyện sống, chiến
đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. Đồng thời, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho mỗi
người học không chỉ nâng cao trình độ lý luận mà còn vận dụng vào cuộc sống, tu
dưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, góp công, góp
sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đối với thế giới, tư
tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng của
thời
đại, phản ánh khát vọng “không có gì quý hơn độc lập tự do!”. Tìm ra các giải pháp đấu
tranh giải phóng loài người;
cổ vũ các phong trào đấu tranh vì những mục tiêu cao cả.
Xuất
phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng ta, dân tộc ta và
trên cơ sở thực tiễn tình hình kinh
tế, chính trị, văn hóa xã hội trong thời đại mới đòi hỏi cần thiết phải nghiên cứu, học tập, vận dụng, phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII năm 1991 Đảng ta đã khẳng định: “Đảng lấy
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho mọi hành động”. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nhận
thức của Đảng về tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Là cơ sở để toàn
Đảng, toàn xã hội nghiên cứu, học tập, vận dụng, phát triển tư tưởng của Bác Hồ
kính yêu. Từ đó đến nay, chúng ta không ngừng khẳng định vị trí quan trọng và
tập trung, nghiên cứu làm rõ những tư
tưởng quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng ta một cách toàn
diện, sâu sắc trên cơ sở đó Đảng ta, nhân dân ta vận dụng vào việc giải quyết mọi vấn đề thực tiễn
của đời sống kinh tế, chính trị,
xã hội của đất nước ta. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện tư
tưởng của Bác phù hợp với
xu hướng vận động, phát triển không ngừng của nhân loại.
Tiếp tục nhận thức ý nghĩa tầm quan trọng của việc
nghiên cứu, học tập, phổ biến, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh năm
2006 Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 06 - CT/TW “Về tổ chức cuộc vận động Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI Đảng
ta nhấn mạnh: “Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở
thành nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng”[1]. Trong những bài học kinh nghiệm lớn được rút ra, Đảng
ta chỉ rõ: “Đảng phải nắm vững, vận dụng
sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”[2]. Những hoạt động đó đã minh chứng rõ Đảng
ta tiếp tục nhận
thức sâu sắc và có sự chỉ đạo quyết liệt về việc nghiên cứu, học tập, vận dụng,
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong
toàn Đảng và toàn xã hội.
2. Giá trị vô giá
của tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân
Trong hệ thống tư tưởng quý báu mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta có một khối lượng tư tưởng
không nhỏ của Người về Công an nhân dân. Sinh
thời dù bận “trăm
công nghìn việc”
của cách mạng, song Bác
vẫn giành nhiều thời gian quan tâm, chăm lo đến việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân nói chung và
Công an nhân dân nói riêng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân là kết quả
của việc phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tinh
hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là việc tiếp thu, vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin về tính tất yếu phải xây dựng
một bộ máy chuyên chính đặc biệt để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị ở mọi
xã hội tồn tại giai cấp, tồn tại Nhà nước vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể đất nước ta. Nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân rất rộng và có giá trị lý luận và thực
tiễn sâu sắc như: Tư tưởng về bản chất giai cấp
của Công an nhân dân; về vị
trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân; về sự lãnh đạo của Đảng
đối với Công an nhân dân; về xây dựng lực lượng Công an nhân dân…
Cùng với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân đã trở thành là ngọn đuốc
soi đường, chỉ lối giúp lực lượng Công an nhân dân từng bước xây dựng và trưởng
thành. Những lời di huấn, chỉ dạy của Bác Hồ Kinh yêu cho Công an nhân dân là
cẩm nang để cán bộ, chiến sĩ công an sử dụng một cách có hiệu quả trong việc
đối phó với những âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động thâm độc của các thế
lực thù địch và những hành vi vi phạm pháp luật khác trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Tư tưởng của Người là mục tiêu, là cơ sở, là
phương pháp vô cùng có ý nghĩa để cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân nâng cao
trình độ lý luận chính trị, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, đạo đức lối
sống. Những chiến công hiển hách của lực lượng Công an nhân dân đạt được
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự
của Tổ quốc là kết quả của việc nghiên cứu, học tập, vận dụng và làm theo những
tư tưởng, lời chỉ dạy thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Công an nhân dân.
Quán triệt sâu sắc quan điểm của
Đảng, Nhà nước về tư tưởng Hồ Chí Minh; xuất phát từ vị trí quan trọng của tư
tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân, từ
rất sớm lãnh đạo Bộ Công an đã luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao hoạt động nghiên
cứu, tổng kết, học tập, vận dụng, phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân
dân nói riêng. Bộ Công an đã tổ chức rất nhiều các hoạt động nghiên cứu, quán
triệt, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân như: Tổ
chức các buổi hội thảo tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân; tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân, tư tưởng Hồ Chí
Minh về bảo vệ an ninh, trật tự; khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu, phát
động phong trào học tập và làm theo tấm gướng đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn
ngành…
Gần đây, tiếp tục nhận thức và thực hiện
nghiêm túc quan điểm, chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước, đặc biệt là Chỉ thị 03 của Bộ
Chính trị (Khóa XI) về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ngày 28/11/2012 Tổng cục XDLL CAND ban hành Quyết
định số 11112/QĐ-X11(X14) về Chương trình bồi dưỡng pháp luật và nghiệp vụ Công
an - giành cho cán bộ tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành ngoài được tuyển vào công
tác trong lực lượng An ninh nhân dân. Theo Quyết định này, học viên các lớp bồi
dưỡng pháp luật và nghiệp vụ Công an mở tại Học viện An ninh nhân dân sẽ học
môn học mới “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân”. Việc môn học này được
đưa vào giảng dạy, học tập cho thấy hòa chung với việc đẩy mạnh nghiên cứu Tư
tưởng Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân, lãnh đạo Bộ Công an hết sức coi
trọng công tác nghiên cứu, học tập, vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn
công tác bảo vệ an ninh trật tự, góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân
chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Trong tình hình mới, đứng trước
nhiệm vụ bảo vệ vững chắc ANQG & TTATXH việc học tập, nghiên cứu vận dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân càng có một giá trị vô cùng to lớn.
Do
nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng, của Bộ Công an, hoạt
động nghiên cứu, học tập, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an
nhân dân đã đạt được những kết quả to lớn, có nhiều công trình nghiên cứu, hàng
trăm bài báo và các bài dự thi, tìm hiểu, trong đó có những công trình nghiên
cứu lớn, có hàm lượng khoa học cao, khả năng vận dụng thực tiễn thiết thực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đã đạt được, công tác nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh về Công an nhân dân vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Công trình
nghiên cứu một cách có hệ thống số lượng chưa nhiều; cách tiếp cận chưa toàn
diện, chưa nghiên cứu hết các nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân
dân; việc quán triệt, học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân
dân có những nơi, những lúc còn xem nhẹ,
mang tính hình thức; công tác giáo dục,
đào tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân mới
dừng lại ở việc giảng dạy tại hệ lớp Bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ
cho cán bộ, chiến sĩ ngành ngoài tuyển vào Công an nhân dân… Do vậy, trong thời
gian tới việc tiếp tục nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh về Công an nhân dân là một đòi hỏi cấp thiết.
3. Xu thế vận động biến đổi không ngừng của thực tiễn
Nghiên cứu những vấn đề chung nhất của thế giới, xã hội và tư duy,
chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng sự vật hiện tượng vận động, biến đổi không ngừng
do sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập. Song sự
vận động, biến đổi, phát
triển của sự vật hiện tượng không phải lúc nào cũng đi theo một chiều mà có lúc
quanh co, đi lên, đi xuống, nhưng cuối cùng xu hướng phát triển của sự vật,
hiện tượng là tất yếu. Cho nên, khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng chúng ta cần
phải dựa trên nguyên tắc lịch sử cụ thể và nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong
xu hướng phát triển không ngừng.
Trên cơ sở đó khi nghiên cứu, học tập, vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân phải gắn liền với hoạt động bổ sung lý
luận. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng góp
phần phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn và để vận dụng thực tiễn hiện nay dễ dàng, hiệu quả, bắt kịp xu hướng phát
triển của thực tiễn. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an
nhân dân được Bác nghiên cứu chỉ ra trong bối cảnh lịch sử của dân tộc đang
tiến hành nhiệm vụ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Ngày nay, trước sự phát
triển vượt bậc của khoa học, công nghệ tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội… của đất nước và thế giới cũng đã có nhiều thay đổi. Nhiệm vụ của chúng ta bên
cạnh việc học tập, nghiên cứu làm rõ những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân vào trong thực tiễn thì đồng thời
phải đặt ra yêu cầu nghiên cứu, bổ
sung, hoàn thiện lý luận của Người một cách hệ thống hóa, sâu sắc, phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh mới của đất nước,
tình hình thế giới. Chúng ta cần nhận thức rõ, việc nghiên cứu, học
tập, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Song trong quá trình
nghiên cứu, bổ sung lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Công an nhân dân chúng
ta cần hết sức chú ý: Phải giữ vững nguyên tắc, những yếu tố nào được coi là
chân lý, luôn đúng đắn, phù hợp ở mọi thời đại được coi là yếu tố bất
biến, thì phải kiên quyết giữ vững, bảo vệ đến cùng như: Công an nhân dân mang
bản chất giai cấp Công nhân; Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp,
toàn diện về mọi mặt của Đảng; Công an nhân dân phải tuyệt đối trung thành với
Đảng với Tổ quốc chỉ biết “còn Đảng, còn mình”… Còn những yếu tố nào cần bổ
sung, hoàn thiện thì chúng ta tập trung nghiên cứu, chỉnh lý cho phù hợp.
4. Tình hình thực tiễn công tác bảo vệ an ninh, trật
tự hiện nay đòi hỏi phải nghiên cứu, học tập, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh về Công an nhân dân
Hiện nay chúng ta đang tiến hành xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh cách thế lực thù địch không ngừng thực hiện âm
mưu, hành động chống phá chúng ta về
mọi
mặt. Chúng tìm, sử dụng mọi phương thức, thủ
đoạn để làm sụp đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam như:
Kích động biểu tình, mít tinh trái pháp luật; thực hiện âm mưu phi chính trị
hóa công an, quân đội… Toàn cầu hóa, đất nước ta cũng
có nhiều thời cơ mới, nhưng đồng thời cũng phải đối diện với những thách thức
mới để phát triển. Công tác bảo vệ an ninh trật tự cũng không nằm ngoài quy
luật đó. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự cũng có những thuận lợi trong việc mở
rộng hợp tác, đào tạo, học hỏi, giao lưu, trao đổi, giữa các quốc gia trong khu
vực và giữa các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, việc mở rộng hội nhập,
giao lưu giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới đồng thời cũng tạo ra
điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch và bọn phản động lợi dụng để tăng
cường chống phá chúng ta… Trọng
trách bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới ngày càng nặng nề, khó khăn,
phức tạp hơn. Để hoàn thành nhiệm vụ
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,
giữ vững an ninh, trật tự chúng ta phải tiếp tục phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết
toàn Đảng trong đó Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Công an nhân dân bên cạnh việc phải làm tốt công
tác chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh; quyết tâm đấu
tranh đập tan mọi âm mưu, hành động thủ đoạn hoạt động của cách thế lực thù
địch và bọn tội phạm khác…thì việc nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới được coi là một nhân tố góp phần quyết
định giúp Công an nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công
tác nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an
nhân dân hiện nay
1. Tuyên truyền để mỗi cán bộ, chiến sĩ công an nhận
thức thống nhất, rõ ràng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nghiên cứu, học tập,
quán triệt và vận dụng và vận tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân
Đây là một trong những giải pháp quan
trọng bậc nhất và không thể thiếu để góp phần nâng cao chất lượng công tác
nghiên cứu, học tập, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân
dân có hiệu quả thiết thực trong toàn ngành công an. Làm tốt công tác này,
chúng ta sẽ huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn ngành Công an trong việc
đẩy mạnh việc nghiên cứu, tổng kết lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an
nhân dân; nâng cao chất lượng công tác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh... Thực tiễn cho thấy lãnh đạo Công an các cấp rất quan tâm đến công tác tuyên truyền,
phổ biến, ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập, vận dụng, phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh trong toàn ngành. Song những hoạt động đó vẫn
còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót, chưa có chiều sâu, chưa được tiến hành
thường xuyên, liên tục, và đến từng cán bộ, chiến sĩ công an; mới dừng lại ở
việc quán triệt và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân… Thời gian tới
để làm tốt công tác phổ biến trong toàn ngành Công an nhân thức rõ ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh tốt hơn đòi hỏi: Lãnh đạo Công an nhân dân các cấp cần tiếp tục nâng cao
nhận thức và tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tuyên truyền phổ
biến những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân đảm bảo đến
từng cán bộ trong ngành; mở rộng phạm vi, đối tượng học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an
nhân dân cho tất cả học sinh, sinh viên trong Công an nhân dân; làm tốt công
tác tuyên truyền qua các văn bản, qua các buổi họp giao ban và thông qua các
phương tiện truyền thông, đại chúng trong Công an nhân dân về ý nghĩa, tầm quan
trọng của hoạt động này. Đây được coi là một giải pháp giữ vai trò then chốt,
quyết định việc nâng cao chất lượng của hoạt động học tập, nghiên cứu, vận
dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về Công an nhân dân.
2. Làm tốt công tác nghiên cứu, phát triển, bổ sung,
hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân
Chỉ khi chúng ta tiếp tục nghiên cứu, bổ
sung, hoàn thiện lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân một cách
hoàn thiện, rõ ràng, khoa học, logic, gắn kết
giữa
yếu tố lý luận và yếu tố thực tiễn, làm cho lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về
Công an nhân dân ngày càng hoàn thiện, có hệ thống, thì đó mới là nền tảng để
thực hiện các hoạt động tiếp theo như tuyên truyền, vận động phong trào học
tập, nghiên cứu, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân.
Muốn làm được điều đó, Công an nhân dân
cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó cần tập trung làm tốt công
tác xây dựng cơ chế khen thưởng, khuyến khích tạo điều kiện về vật chất, tinh
thần để thúc đẩy, tăng cường, tạo hứng thú cho các nhà khoa học trong và ngoài
ngành Công an nghiên cứu, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân;
tích cực tăng cường sưu tầm tài liệu, lưu giữ tài liệu về tư tưởng Hồ Chí Minh
về Công an nhân dân: tiếp tục
tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân; giành
những mục nghiên cứu riêng về tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân trên các
tạp chí của ngành; tăng cường giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, phương
pháp nghiên cứu, học tập, vận
dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng với
các cơ quan, đơn vị khác
đặc biệt là với Quân
đội nhân dân Việt Nam.
3. Chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chuyên
trách nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân
dân
Làm tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ
chuyên trách nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về Công
an nhân dân là hoạt động trọng tâm góp phần nâng cao chất lượng công tác nghiên
cứu, học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong Công an nhân dân trong thời
gian tới. Người
giảng dạy, người tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh được coi là cầu nối giữa hoạt động
nghiên cứu, phát triển, vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh nói chung và đối với việc nghiên cứu,
học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
về Công an nhân dân nói riêng. Người giáo viên, người
tuyên truyền có phẩm chất đạo đức tốt,
năng lực chuyên môn giỏi, có tâm huyết với nghề, được coi trọng thì hoạt động
nghiên cứu, học tập, vận dụng, tuyên truyền, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về
Công an nhân dân sẽ không ngừng được nâng cao. Đồng thời, người giảng dạy,
tuyên truyền muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ là đối tượng
trực tiếp nghiên cứu, đào sâu, tìm hiểu, tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân
dân đầu tiên một cách liên tục. Cho nên Công an nhân dân cần chú trọng làm tốt
công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, tuyên truyền tư tưởng
Hồ Chí Minh về Công an nhân dân trong thời gian tới.
Muốn vậy, Công an nhân dân phải chú trọng làm tốt công tác tuyển
chọn cán bộ giảng dạy, tuyên truyền, có phẩm chất đạo đức tối, lối sống trong
sáng, giản dị, có khả năng, phẩm chất nghiên cứu, đam mê với công việc, có năng
lực sư phạm, năng lực tuyên truyền; có chính sách đãi ngộ cán bộ làm công tác
nghiên cứu nói chung và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân một
cách xứng đáng; làm tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ tuyên truyền liên
tục, thường xuyên.
4. Xây dựng cơ chế nghiên cứu, học tập, vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân một cách rõ ràng
Muốn thực hiện công tác nghiên cứu, quán
triệt, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân bên cạnh
việc chúng ta phải tích cực, coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, công
tác nghiên cứu lý luận, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu thì một
trong những hoạt động quan trọng không kém góp phần nâng cao chất lượng nghiên
cứu, học tập, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân đó là việc xây dựng cơ
chế rõ ràng,
rành mạch việc nghiên cứu, học tập, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
về Công an nhân dân. Hay nói cách khác
đó chính là Công an nhân dân phải cụ thể hóa những nội
dung nghiên cứu, học tập, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh vào trong các văn bản quy phạm, pháp luật,
trong chỉ thị, nghị quyết của Ngành
càng chi tiết, càng rõ ràng bao nhiêu thì càng thuận lợi
cho hoạt động thực hiện bấy nhiêu.
Tóm lại, từ đòi hỏi của thực tiễn, lý luận, Bộ Công an cần tiếp tục
nghiên cứu, có phương pháp, cách thức cụ thể hóa, thành cơ chế, chế tài khuyến
khích việc tăng
cường nghiên cứu, học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân
đối với tất cả cán bộ, chiến sĩ Công an một cách rõ ràng./.
Nguồn: Thượng tướng, GS. TS. Tô Lâm (Chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân - Giá trị lý luận và thực tiễn, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2015.
0 Nhận xét